Các bệnh thường gặp ở gà đen mặt quỷ
Xin chào tất cả mọi người, sau một thời gian về Việt Nam gà (ayam) Cemani "gà mặt quỷ" đã bắt đầu thích nghi dần với khí hậu cũng như điều kiện chăm sóc của người nuôi tại Việt Nam. Thế hệ gà con được sinh sản tại Việt Nam phát triển ổn định như một số giống gà bản địa. Dù đã dần thích nghi với điều kiện thời tiết nước nhà, song hiện tại gà mặt quỷ vẫn còn bị một số bệnh đặc trưng hay gặp mà người nuôi cần chú ý. Sau đây là tổng hợp dựa trên kinh nghiệm của anh Phan Minh Hồng và một số người nuôi giống gà đắt nhất thế giới này.
+Bệnh đầu tiên là sổ mũi (mãn tính).
Bệnh sổ mũi rất hay gặp trên gà, tuy không làm cho gà chết nhưng khiến gà chậm lớn rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này do không khí nhiều bụi hoặc ẩm mốc, thời tiết thay đổi đột ngột. Khi gà bị sổ mũi người nuôi nên chú ý đến phân gà vì nếu là sổ mũi thông thường thì gà vẫn ăn uống và tiêu hóa rất tốt, việc chú ý đến phân giúp chúng ta không nhầm lẫn với các bệnh khác để có biện pháp phòng trị kịp thời. Với bệnh sổ mũi trên gà chúng ta có thể trị dứt điểm bằng cách mua thuốc long đờm + kháng sinh + Vitamin cho gà uống hoặc tiêm có thể dùng liều cao hơn một chút. Về thuốc thì tùy theo kinh nghiệm, thói quen của từng người, thông thường anh Hồng tin dùng các sản phẩm của Bio-pharmachemie,hoặc Bayer...tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà ta áp dụng thuốc ngoại nhập hay trong nước sản xuất.
+Bệnh sổ mũi kết hợp với sưng viêm mắt hoặc sưng viêm mắt (1 hoặc 2 bên) cũng rất thường gặp trên gà mặt quỷ. Về nguyên nhân cũng từ môi trường không khô thoáng sạch sẽ + thời tiết hoặc virus vi khuẩn tấn công làm cho gà bị viêm mắt và chảy nước mắt rất nhiều. Một số người nuôi ban đầu thường nhầm lẫn với gà bị sù đầu hay bị những bệnh nghiêm trọng khác .Tuy nhiên cũng giống như bệnh sổ mũi ,người nuôi cần chú ý đến phân gà. Theo kinh nghiệm riêng của wedsite www.vuaga.vn và một số người nuôi thì dù bị sưng mắt nhưng gà mặt quỷ vẫn ăn uống khỏe mạnh, do đó đây chính là điểm cơ bản để nhận biết so với những bệnh khác. Với bệnh này thì cơ bản cũng chữa như bệnh sổ mũi theo công thức kháng sinh + trợ lực (vitamin + thức ăn dinh dưỡng cao). +Chú ý phải dùng thuốc liên tục với liều thuốc trị bệnh gà ổn định.Tránh tình trạng kháng thuốc hoặc bệnh chuyển sang mãn tính. Trường hợp lâu nhất phải mất tới 10 ngày mới khỏi bệnh, thông thường mất khoảng 5 ngày.
Về cơ bản 2 bệnh trên là hai bênh thường gặp nhất trên gà Cemani và đều liên quan đến đường hô hấp(không khí) các bênh về tiêu hóa rất ít xảy ra, hoặc nếu có cũng rất dễ điều trị và rất nhạy thuốc. Gà Ayam Cemani không phải là giống có hệ hô hấp khỏe nên người nuôi cần chú ý đặc điểm này, đặc biệt với những chú gà Cemani nhỏ có bộ lông mỏng nên rất dễ bị bệnh hô hấp.
Chút kinh nghiệm của trại gà Phan Minh Hồng muốn chia sẻ cùng mọi người. Nếu có bất kì thắc mắc hoặc có những kinh nghiệm phòng trị bệnh trên gà Cemani mong bạn đọc chia sẻ để cùng www.vuaga.vn phát triển giống gà này tại Việt Nam. Cảm ơn mọi người!
- »» KỸ THUẬT NUÔI CHIM CÔNG MÁ VÀNG SINH SẢN(CÔNG VIỆT NAM) ( 15.01.2016 )
- »» Cách chăm sóc nuôi dưỡng gà đen indonesia ( 04.04.2016 )