Các Loài Uyên Ương
- Mã SP:
- Giá: Liên hệ
- Dung nhan loài vịt uyên ương đẹp nhất hành tinh, quý hiếm ở Việt Nam
Vịt uyên ương không chỉ được biết đến là 1 trong 10 loài vật đẹp nhất hành tinh mà còn là biểu tượng cho tình yêu chung thủy, bền vững.
Mặc dù nhốt cả bầy trong lồng nhưng vịt uyên ương bao giờ cũng ngủ theo cặp. Chúng gắn bó thành đôi, không bao giờ chịu rời xa nhau. vịt uyên ương thuộc dòng di cư, gốc xứ lạnh như Nga, Trung Quốc. Con trống (thường gọi là uyên) lông nhiều màu sắc, mắt và mỏ màu đỏ. Con mái (hay gọi là ương) màu lông không đẹp bằng con trống.
Vịt uyên ương mới du nhập vào Việt Nam được vài năm nay, loại gia cầm này nhanh chóng tạo nên một cơn sốt trong giới chơi sinh vật cảnh. Tuy nhiên, chính vì độ độc, lạ, hiếm nên vịt uyên ương có giá khá đắt đỏ. Trung bình một cặp uyên ương có giá dao động từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Cá biệt có những cặp vịt đẹp, màu sắc độc đáo có thể được giao bán từ 20 – 25 triệu đồng. Tuy giá cao, nhưng ở Việt Nam loài vịt này khá hiếm và chưa được nhân giống rộng rãi trong tự nhiên. Chính vì thế, để sở hữu được một cặp vịt uyên ương không phải là chuyện dễ dàng, quy trình để nuôi vịt uyên ương thuần môi trường nước ở Việt Nam và quá trình nhân giống mất nhiều thời gian, rất khó khăn.
vịt uyên ương trắng bán con giống
Khi con mái ấp, cặp đôi mới tạm thời xa nhau và nhanh chóng quay lại khi vịt mái hết thời kỳ ấp. “Một con mái chỉ chung thủy với một con trống. Do vậy, nó được giới chơi vật cảnh coi là biểu trưng cho hạnh phúc. Khách chơi vịt uyên ương thường chơi theo cặp, một trống, một mái, tượng trưng cho cặp vợ chồng”
Các loại thuỷ cầm trên thế giớ
SỰ TÍCH chim uyên ương ( VỊT UYÊN ƯƠNG)
Tương truyền rằng...sỡ hữu được đôi ( vịt uyên ương) tình yêu đôi lứa sẽ nhân lên bội phần.tình vợ chồng không thể lìa xa.
Vào khoảng hai ngàn năm trước, tại vùng Hồng Nguỵ 洪魏 phía sườn bắc núi Long Du 龙游 Từ Khê 慈溪 Triết Giang 浙江có một toà lầu to lớn của họ Hồng 洪. Trong sân có một vườn hoa tên là Hạ Lâm uyển 下林苑, vườn có một ao sen, trong ao có một đôi chim trông giống vịt nhưng không phải vịt. Đôi chim này luôn cùng nhau đi kiếm ăn, cùng nhau bay lượn, cùng nhau giỡn nước, cùng nhau ngơi nghỉ, mọi người gọi đó là “Uyên ương điểu” 鸳鸯鸟.
Truyền thuyết kể rằng, đôi uyên ương là do một đôi nam nữ thanh niên biến thành. Sự việc như thế nào?
Lúc bấy giờ một vị đại phu nước Tấn tên là Hồng Phụ 洪辅 cáo lão về quê nhà Hồng Nguỵ Tại quê nhà ông cất một toà lầu 24 gian, dùng cây gỗ trong vườn, lại còn từ Diệp Gia Loan 叶家湾tìm về một người thợ làm vườn lo trồng cây chăm sóc hoa. Người thợ làm vườn này họ Diệp 叶 tên Xuân 春, tuổi đã qua hoa giáp, nên đã dẫn theo người con trẻ để đỡ đần công việc. Nào ngờ, người thợ làm vườn đến nhà họ Hồng, do không chịu nỗi phong hàn nên đã qua đời. Người con từ nhỏ đã mất mẹ, giờ người cha cũng ra đi, đau buồn khôn xiết khóc lóc thương tâm. Người con tên Oán Ca怨哥, được trời phú cho thiên tính thông minh, tay chân siêng năng lanh lợi, theo cha được mấy năm nên cũng biết được chút ít nghề làm vườn. Nay cha mất, không biết đi đâu vì thế xin ở lại Hạ Lâm uyển chăm lo cây cỏ.
Mùa xuân năm sau, đương tiết Thanh Minh, lúc Oán Ca đang chăm sóc cây tùng La Hán, bỗng nghe có tiếng kêu cứu ở ao sen. Oán Ca quăng cuốc chạy đến, nhìn thấy một cô gái đang chới với giữa ao, Oán Ca vội nhảy xuống ra sức cứu. Nhìn lại, cô gái đó chính là thiên kim tiểu thư Ánh Muội 映昧, con gái Hồng Phụ. Oán Ca đưa Ánh Muội lên bờ, cũng vừa lúc Hồng Phụ nghe tiếng kêu chạy đến. Thấy Oán Ca ôm con gái mình ông liền mắng:
Nô tài to gan, còn không chịu buông tiểu thư ra. Giữa ban ngày mày dám chọc ghẹo con gái ta. Người đâu! Mau trói tên tiểu từ này lại cho ta.
Oán Ca thấy Hồng Phụ không phân biệt phải trái, giận đến nỗi sắc mặt trắng bệch, lên tiếng kêu oan. Hồng Phụ không dung tình sai bọn thủ hạ trói chặt, áp giải Oán Ca đến chuồng ngựa tra khảo.
Tiểu thư Ánh Muội được bọn a hoàn dìu vào phòng, sau khi thay qua quần áo liền vội vàng chạy đến gặp cha vừa khóc vừa nói:
Cha đừng đổ oan cho anh ấy, con vì bắt bướm trượt chân ngã xuống ao, có a hoàn Quế Hương chạy báo cho cha làm chứng.
Hồng Phụ mặt đầy sắc giận ngắt lời con gái, hét to:
Im miệng. Con là thiên kim khuê các, làm sao có thể bắt bướm trong vườn? Lại để cho tên làm vườn chạm vào ngọc thể. Ngày mai cha nhất định đưa nó lên quan, tránh để tiếng đồn về sau sinh nhiều chuyện thị phi.
Nói xong, sai a hoàn Quế Hương 桂香đưa Ánh Muội về phòng.
Ánh Muội về đến phòng trong lòng không yên, nghĩ rằng, ân nhân nay vì mình mà gặp nạn, mình không cứu thì ai cứu đây? Vì thế lén cùng với a hoàn Quế Hương bàn bạc tìm kế sách.
Đêm đó vào lúc canh ba, Ánh Muội theo Quế Hương đến chuồng ngựa. Oán Ca nằm hai tay bị trói quặt ra sau. Quế Hương khẽ gọi dậy, nói có tiểu thư đến cứu, vừa nói vừa cởi trói cho Oán Ca. Ánh Muội thấy Oán Ca sắc mặt tiều tuỵ, toàn thân run rẩy, vội từ trong người lấy ra chiếc áo ngũ sắc bảo Oán Ca mặc vào. Oán Ca chối từ không được đành mặc bên trong, bên ngoài vẫn mặc chiếc áo rách. Kể cũng lạ, áo ngũ sắc vừa mới mặc vào, trong phút chốc Oán Ca cảm thấy toàn thân ấm lên, vết thương cũng không còn đau nữa. Ánh Muội thấy vậy mới nói rằng:
Chiếc áo này được may bằng lông cánh của trăm loài chim, là một trong những báu vật của người Địch phương bắc tiến cống cho nước Tấn. Cha của thiếp ngày trước có công với nước nên Tấn Hầu tặng cho chiếc áo này, thiếp được giao cất giữ, nay tặng cho ân nhân.
Oán Ca nghe qua định cởi ra, nào ngờ máu tươi nơi vết thương đã kết dính áo lại. Lúc bấy giờ Ánh Muội lấy ra một gói bạc trao cho Oán Ca, bảo anh ta trốn ngay lập tức. Oán Ca từ chối nói rằng:
Tôi mặc áo là đã nhận lĩnh hậu ý rồi, riêng bạc thì không nhận. Tôi có sức, có tay nghề, mai kia không sợ phải chết đói.
Không ngờ rằng khi hai người đang nói chuyện, hành tung đã bị bọn ác nô đi tuần đêm phát hiện, chúng lập tức báo với Hồng Phụ. Hồng Phụ liền dẫn bọn gia nhân đến, sai bắt Oán Ca trói lại, rồi thi nhau đánh. Chính đương đó, Hồng Phụ phát hiện Oán Ca mặc chiếc áo ngũ sắc bên trong nên vô cùng giận dữ, sai bọn gia đinh lột ra, nhưng chiếc áo đã dính chặt trên người Oán Ca. Hồng Phụ giận đến mức mắt ứa máu, sai bọn gia đinh đưa ra sau vườn, cột Oán Ca vào tảng đá lớn rồi ném xuống ao sen.
Ngày hôm sau, bọn a hoàn kinh sợ báo lại với lão gia rằng tiểu thư đã mất tích. Mọi người tìm khắp nhưng không thấy, khi tìm đến ao sen, thấy Ánh Muội đang nằm phục bên bờ than khóc. Vừa thấy mọi người chạy đến, Ánh Muội liền nhảy xuống ao.
Sáng sớm ngày thứ ba, mặt trời vừa mới mọc, phương đông vừa mới rạng hồng, trong ao sen xuất hiện một đôi chim lạ: con trống có bộ lông ngũ sắc đẹp tươi, rất giống với chiếc áo ngũ sắc mà Oán Ca mặc trên người; con mái có sắc lông xanh nâu, giống với màu váy mà Ánh Muội mặc bị vấy bùn. Đôi chim luôn quyến luyến bên nhau. Mọi người bảo rằng đôi chim đó chính là tinh linh của Oán Ca và Ánh Muội hoá thành, bèn gọi đó là “Uyên ương điểu”.
TỪ KHÓA LIÊN QUAN: Vịt uyên ương